Tags:

Hàn Quốc

(vasep.com.vn) Nga và Hàn Quốc đã thống nhất về dự án thí điểm chứng nhận điện tử nguồn gốc hợp pháp của các sản phẩm từ nguồn sinh vật thủy sản của Nga. Điều này sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc kiểm tra tính hợp pháp của sản phẩm đánh bắt, CSSC lưu ý.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã xuất gần 100.000 tấn cá minh thái đông lạnh bỏ đầu và rút ruột (H&G) sang Trung Quốc từ tháng 6 đến tháng 11 năm ngoái, sau khi nguồn cung được chuyển hướng trở lại do các hạn chế của Trung Quốc đối với các tàu đánh cá của Nga.

(vasep.com.vn) Chính phủ Nga dự định thành lập một cơ quan tiếp thị để quảng bá thủy sản của nước này trong bối cảnh xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc giảm mạnh.

(vasep.com.vn) Khoảng 100 quan chức và chuyên gia về hàng hải của Hàn Quốc và Thuỵ Điển đã tham gia vào một diễn đàn nhằm tìm cách hạn chế đánh bắt bất hợp pháp.

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, nước này và Trung Quốc đã thảo luận về những nỗ lực chung nhằm ngăn chặn việc đánh bắt trái phép của các tàu Trung Quốc tại vùng biển của Hàn Quốc trong cuộc họp thường kỳ về nghề cá của mình vào ngày 28/9/2021.

(vasep.com.vn) Trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 3 năm qua sang thị trường Hàn Quốc, tôm là sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu cao nhất, trung bình từ 15 - 40 triệu USD/tháng. Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu tôm chân trắng lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ và Nhật Bản).

(vasep.com.vn) Tháng 2/2021, nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh của Hàn Quốc giảm 81% từ 252 tấn một năm trước đó xuống 49 tấn, và nhập khẩu lũy kế 2 tháng đầu năm giảm 66% từ 458 tấn cùng kỳ năm trước xuống 154 tấn. 51% lượng bạch tuộc đông lạnh được nhập khẩu từ Mauritania. Lượng nhập khẩu trung bình từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2021 là 192 tấn.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc liên tục dẫn đầu về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 40%. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc không ổn định, có xu hướng giảm.